Liệu ăn chay có phải bảo vệ môi trường?

[Liệu ăn chay có phải bảo vệ môi trường?]

Thói quen mới tháng 5.

Xây dựng và duy trì một lối sống xanh bền vững là một hành trình dài rất cần sự kiên nhẫn. Như chúng ta đều biết, để tạo nên một lối sống xanh cần tạo ra những thay đổi trong thói quen sinh hoạt, trong từng suy nghĩ, hành động. Thói quen vốn là những thứ đã lặp đi lặp lại và rất khó để thay đổi. Thay đổi từng chút một để dần thích nghi sẽ tốt hơn nếu chúng ta hấp tấp hay cố gắng thay đổi mọi thứ đột ngột. Thay vì đồng loạt đổi mới lối sinh hoạt, các hoạt động hàng ngày hãy lên danh sách những thói quen và bắt đầu một thói quen mới mỗi tháng nhé. Tháng 5 này, mời bạn cùng Sujo tìm hiểu về ăn chay, những ảnh hưởng của việc ăn chay lên môi trường và cách áp dụng trong thực đơn hàng ngày.

Liệu ăn chay có phải bảo vệ môi trường?

“Ăn chay thì liên quan gì đến bảo vệ môi trường”, có phải bạn cũng nghĩ như vậy không? Thực tế thì việc điều chỉnh chế độ ăn từ sử dụng thực phẩm có nguồn gốc động vật sang sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc thực phẩm đem lại lợi ích rất đáng kể cho môi trường đó. Cùng tìm hiểu nhé.

Đầu tiên, để có diện tích cho chăn thả gia súc gia cầm, con người đã chặt phá rất nhiều rừng. Điều này làm ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường tự nhiên, hủy hoại đi môi trường sống của nhiều loại động vật và còn là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều hiện tượng thiên tai như lũ lụt, hạn hán,…

Thứ hai, quy trình chăn nuôi các loại động vật lấy thịt, sữa tạo ra rất nhiều khí thải độc hại. Cụ thể, việc vận hành các máy móc trong chăn nuôi gia súc, gia cầm góp phần rất lớn sinh ra khí CO2. Quá trình lên men thức ăn ở dạ cỏ của động vật tạo ra khí CH4 và khí này thoát ra từ phân của của gia súc hoặc thoát ra khi động vật nhai lại ợ ra. Ngoài ra, còn một khí độc khác cũng ra ngoài theo đường chất thải của gia súc là khí N20. Thêm vào đó, sản xuất thức ăn phục vụ cho chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng là một trong những nguyên nhân trọng yếu gây ra khí C02. Theo nghiên cứu, quá trình lên men ở dạ cỏ và sản xuất thức ăn cho chăn nuôi tạo ra đến hơn 80% khí nhà kính so với tổng nguồn khí thải từ ngành chăn nuôi. Chính vì vậy, hạn chế hay cắt hẳn thịt trong khẩu phần ăn là một phương pháp hiệu quả để giảm thiểu hiệu ứng nhà kính và giúp bảo vệ môi trường.

Thực đơn chay – kẻ gây hại sức khỏe, đúng hay sai?

Bạn đã bao giờ nghe người khác nói “Ăn chay chỉ toàn rau thôi” hay “Ăn chay làm sao mà có đạm” chưa? Những quan điểm như vậy thực sự chưa hoàn toàn đúng và tồn tại rất nhiều trong xã hội. Những người với quan điểm này đã lầm tưởng rằng ăn chay đồng nghĩa với việc chỉ ăn rau, không ăn thịt và sẽ thiếu đi chất đạm, chất béo,…Tuy nhiên, theo quan điểm khoa học, ăn chay hoàn toàn có thể đảm bảo chế độ dinh dưỡng cần thiết cho con người nếu khẩu phần ăn đa dạng, đủ chất. Cơ thể con người cần được cung cấp đẩy đủ chất xơ, chất đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất, muối và nước. Các loại chất này đến từ các loại thực vật da dạng như: lạc(chất béo), rau(chất xơ, vitamin và chất khoáng), khoai(chất đường bột), đậu phụ(đạm thực vật).

Ăn chay thực sự là một phương pháp hay để giúp cải thiện không những sức khỏe của bản thân mà còn là sức khỏe của môi trường nếu chúng ta biết cách áp dụng thực đơn hợp lý, đúng đắn và đầy đủ chất dinh dưỡng. Vì môi trường sống, vì sức khỏe của bản thân và gia đình, vì một thế hệ tương lai, hãy hành động ngay bây giờ, thay đổi lối sống, xây dựng thói quen mới. Tháng 5 này, hãy tìm hiểu và thử ăn chay.

0 0 bình chọn
Article Rating
Theo dõi
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x