Nhà thiết kế người Bosnia Nataša Perković đã tái chế các chất thải xơ từ các nhà máy dầu cọ để tạo ra bộ sưu tập đồ nội thất từ dầu cọ tái chế, một cách thiết kế hướng tới tương lai tiết kiệm vật liệu nhất có thể.
Bộ sưu tập bao gồm một chiếc ghế xếp được chế tạo theo công nghệ in 3D và chiếc đèn treo được sáng tạo nhằm biến các chế phẩm phụ vốn gây ảnh hưởng đến môi trường của ngành công nghiệp dầu cọ thành vật liệu bền vững.
Cây cọ dầu được trồng để lấy dầu. Một lượng lớn chất xơ còn sót lại từ quá trình này chủ yếu được đốt để lấy năng lượng hoặc để lại trên mặt đất làm phân bón.
“Hiện tại, ngành công nghiệp dầu cọ là “thủ phạm” và chịu trách nhiệm cho nạn phá rừng dẫn đến thay đổi khí hậu và mất đi các loài động vật hoang dã. Không chắc rằng việc tiêu thụ dầu cọ trên toàn cầu sẽ giảm xuống triệt để, vì vậy thách thức của chúng ta là làm sao phát triển và sản xuất cho bền vững“.
Perković và nhóm của cô tại Phòng thí nghiệm thiết kế Kyoto cùng hoạt động với mục đích sử dụng chế phẩm từ dầu cọ trong khi vẫn duy trì sự ổn định của cấu trúc thiết kế.
“Chất thải sợi từ chế biến cọ dầu công nghiệp là sản phẩm phụ chính ở Đông Nam Á, nhưng tiềm năng của nó trong ngành thiết kế lại chưa được khám phá. Dự án này nhằm mục đích phát triển một điều gì đó quý giá từ những thứ tưởng chừng như không có gì”, Perković nói.
Các phương pháp sản xuất kết hợp giữa công nghệ cao và công nghệ truyền thống đã được sử dụng khi tạo ra các sản phẩm nhằm thể hiện sự đa dạng của vật liệu.
Phương pháp công nghệ cao đã được sử dụng để tạo ra chiếc ghế và liên quan đến việc trộn bột vi sợi cây cọ dầu với axit polylactic (PLA), một loại nhựa sinh học được làm từ axit lactic để tạo thành một vật liệu tổng hợp mới
Hỗn hợp này sau đó có thể được sử dụng để in 3D hoặc thay vào đó là dạng viên để ép phun. Nếu được sản xuất ở quy mô công nghiệp, ghế sẽ được chế tạo bằng phương pháp ép phun. Mô hình của Perković đã được in dưới dạng 3D.
Chiếc ghế cũng có một phần giống như đệm có thể tháo rời, được làm từ hỗn hợp sợi cọ dầu và chất đàn hồi nhiệt dẻo (TPE), còn được gọi là cao su nhiệt dẻo. Chiếc ghế và đệm của nó đều có khả năng phân hủy sinh học trong các mẫu phân trộn hoặc có thể được tái chế cùng với PLA khác.
Thêm vào đó, đệm đã được “nêm chặt” lại tách rời với ghế, giúp hai phần dễ dàng tháo ra nếu người sử dụng muốn tái chế chúng riêng lẻ.
“Mục tiêu là để sản phẩm trở nên cực kỳ mạnh mẽ với quy trình sản xuất sẽ giúp vòng đời nó sạch nhất có thể. Với thành phần tự nhiên, vật liệu mới sẽ tốt hơn nhiều nếu so với chất liệu nhựa thông thường, cũng như có tác động môi trường tích cực hơn“, Perković giải thích.
(Nguồn: internet)