TẠI SAO CHÚNG TA KHÔNG NÊN DÙNG GIẤY ĂN NỮA?

Các bạn đã bao giờ tự hỏi quy trình tái chế và sản xuất các loại giấy sinh hoạt ở nước ta diễn ra như thế nào chưa? Hãy cùng mình tìm hiểu và làm rõ vấn đề này một chút, bạn sẽ sáng tỏ những nguy hại tiềm tàng đằng sau giấy sinh hoạt hằng ngày.

Đầu tiên, mình muốn làm rõ một vấn đề. Thông thường khi đi mua đồ, người ta phân biệt hai loại: giấy ăn và giấy kém chất lượng hơn- giấy vệ sinh. Thực chất thì chúng ta không nên phân biệt đối xử giấy dùng cho hai mục đích quan trọng như nhau. Trong bối cảnh tân tiến ngày nay, vấn đề sức khỏe sinh dục đã trở nên phổ biến hơn. Vệ sinh là nhu cầu đào thải và bài tiết rất cơ bản, chiếm tương đối thời gian sinh hoạt của con người. Vì vậy, bạn nên sử dụng những đồ chất lượng tốt để giữ gìn và bảo vệ sức khỏe chung.

Điều thứ hai, đó là quy trình sản xuất giấy ăn không đạt tiêu chuẩn tại Việt Nam đang được các báo dần phanh phui, quá trình không được tiết lộ nhiều hay chứng thực rộng rãi nhưng chúng ta lưu ý rằng, đây là quá trình kín đằng sau những khu công nghiệp, chúng ta không đảm bảo được điều đang diễn ra theo cách họ công bố. Nhu cầu giấy ăn trong sinh hoạt hằng ngày là rất lớn, đặc biệt còn nổi trội trong thời kỳ dịch bệnh và việc tích trữ đồ đạc của người dân như hiện nay.

Dự án nhà máy sản xuất giấy bao bì Miza – Nghi Sơn – Kết ...

1. 70% giấy sản xuất tại Việt Nam là từ giấy phế liệu, trong đó chỉ đó 40% là thu gom trong nước, còn lại là xuất khẩu. Chúng ta phải thu mua “rác” từ nước ngoài để đảm bảo cho sự hoạt động của các nhà máy giấy diễn ra thường xuyên. Có nghĩa là, quá trình tái chế và sản xuất giấy từ giấy phế liệu diễn ra nhanh chóng và hỗn độn, ồ ạt.

2. Việt Nam có tiêu chuẩn cụ thể về giấy vệ sinh và giấy ăn, tuy nhiên chưa được áp dụng triệt để. Trong khi đó, ở châu Âu, quy định sản xuất từng loại giấy kể trên là rất khác nhau và được kiểm soát chặt chẽ từ các nguồn tự nhiên và nguồn tái chế có chất lượng nhất định.

3. Hiện nay có rất nhiều đơn vị sản xuất giả mạo chất lượng kém để bán với giá rẻ. Họ sử dụng chủ yếu là giấy tái chế và do đó, phải đi kèm với nhiều hóa chất tẩy chất như xút và nước javel. Ta sẽ thấy xung quanh những xưởng sản xuất bất hợp pháp nổi lên đầy hơi hóa chất, bụi giấy bay tứ tung và sự nhếch nhác vì ám khói bụi, quá trình tẩy rửa đen kịt.

Về tác hại của loại giấy chất lượng kém này: “TS Nguyễn Hữu Hoan, Viện Hóa học Công nghiệp cho biết: xút và nước javel là hai loại hóa chất phải có qui trình sản xuất nghiêm ngặt, tránh tiếp xúc với da và mắt. Nồng độ trong nước của hai chất này cho phép <0,3mg/l, nếu vượt quá các hóa chất tồn dư có thể gây kích ứng đối với da, niêm mạc và các bệnh về đường tiêu hóa”.

Lẽ do đó, khi ra ngoài ăn hàng, chúng ta cũng cần để ý giữa giấy sạch và giấy “bẩn” để sử dụng, thường thì các hàng quán nhỏ lẻ sẽ sử dụng giấy ô vuông mỏng, mềm và mùn thì các bạn biết đó là giấy qua tẩy trắng từ các hóa chất rồi đấy. Không nên dùng những giấy như vậy để lau thìa, đũa bởi sẽ tác động trực tiếp vào đồ ăn và đưa tới miệng chúng ta.

Tất nhiên sẽ có những cách giúp bạn sử dụng giấy chất lượng cao, phải có nguồn gốc rõ ràng và bán ở những nơi uy tín và giá phải mắc một chút. Tuy nhiên, như các bạn cũng biết, giấy được khai thác từ cây và thực vật nên khi chúng ta dùng nhiều giấy uy tín sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ sinh thái và để lại hậu quả nặng nề sau những đợt mưa lớn. Còn nếu chúng ta sử dụng giấy nhập khẩu thì quá trình vận chuyển cũng gây ô nhiễm đến bầu khí quyển.

Một cách sống xanh bạn có thể chuyển sang bắt đầu ngay là sử dụng khăn lau mềm để lau tay. Sau khi dùng thì công việc làm sạch cũng vô cùng dễ với máy giặt mà bạn còn có thể kiểm soát được. Bạn chỉ cần sắm một bịch khăn lau mềm tại nhà để thay thế luân phiên sử dụng, bởi khăn lau có thể dùng được lâu dài. Khi tay ăn dính ướt hoặc dầu mỡ sẽ dính giấy vào tay gây cảm giác khó chịu, mọi khuyết điểm của giấy khăn lau đều xử lý được và còn đem lại cảm thấy thoải mái, sạch sẽ đảm bảo hơn. Người Nhật trong cuộc sống hàng ngày hay làm bếp, họ cũng đều sử dụng khăn lau và giữ vô cùng an toàn, sạch sẽ.

Cảm ơn bạn đã đọc đến cuối bài. Chúc bạn an yên và hạnh phúc.

0 0 bình chọn
Article Rating
Theo dõi
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x