Olympics Tokyo 2021: Khi “bền vững” không chỉ là khẩu hiệu!

 Từ giường ghép bằng các-tông cho các vận động viên trong Làng Olympic đến bục nhận huy chương làm từ nhựa tái chế, Thế vận hội Tokyo đang đặt các biện pháp bền vững lên hàng đầu.

Giường Các – tông cho vận động viên

Tham dự Olympics Tokyo năm nay, các vận động viên tại sẽ được trải nghiệm ngủ, nghỉ trên những chiếc giường được làm từ các tông tái chế và nệm có thể tùy chỉnh của công ty chăn ga gối đệm Nhật Bản Airweave sản xuất với sức chịu nặng lên tới 400kg.

Kết cấu của khung giường được làm từ bìa cứng tái chế, trong khi nệm được làm từ sợi polyethylene có thể tái chế không giới hạn số lần. Sau khi được sử dụng lần đầu bởi các vận động viên Olympic, 8.000 khung giường này sẽ được tái sử dụng để phục vụ cho kỳ Paralympic sắp tới. Sau cả hai mùa thế vận hội, những chiếc giường sáng tạo này sẽ được quyên góp cho các tổ chức thay vì bị bó xó hoặc vứt đi.

Đây là một trong số những sản phẩm nằm trong kế hoạch phát triển bền vững của Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 , với mục đích mang đến một sự kiện bền vững và lan tỏa các giải pháp tái chế bền vững trong và sau sự kiện Thế vận hội.

Trong khi  khung giường bằng bìa cứng  thu hút sự chú ý của giới truyền thông, ít ai biết rằng đây không phải là giải pháp duy nhất để phục vụ cho mục tiêu Bền vững của Thế vận hội Tokyo. Kế hoạch bền vững của Thế vận hội lần này đặt ra mục tiêu tái sử dụng hoặc tái chế 65% chất thải được tạo ra trong sự kiện và các nhà tổ chức cũng đang hướng tới việc tái chế hoặc tái sử dụng 99% hàng hóa được mua sắm để chuẩn bị cho Thế vận hội lần này. Một số khoảnh khắc nổi bật nhất của Thế vận hội đã có sự góp mặt của những giải pháp tái chế, bao gồm cả  lễ rước đuốc Olympic , với những người mang đuốc được trang trí bằng các thiết bị làm từ chai nhựa tái chế.

Từ bục nhận giải làm từ nhựa tái chế…

98 bục nhận huy chương của Thế vận hội Tokyo đã được in 3D từ 24,5 tấn vật liệu tái chế từ các thùng thu gom tại cửa hàng, trường học và sự góp sức thu thập của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội. Ban tổ chức cho biết sau Thế vận hội, những chiếc bệ sẽ được tái chế trở lại thành chai đựng dầu gội và chất tẩy rửa chứ không bị lãng phí.

Đến tái chế điện thoại thông minh thành Huy chương

Tất cả 5.000  huy chương được sản xuất từ ​​kim loại thu được từ điện thoại thông minh  và thiết bị điện tử tái chế do công chúng quyên góp. Gần 80.000 tấn thiết bị đã được thu thập, bao gồm hơn 6 triệu điện thoại, máy ảnh kỹ thuật số, máy tính xách tay và hơn thế nữa.

Sau khi được bóc tách, số lượng các thiết bị này đã thu được hơn 30 kg vàng; 4.100 kilôgam bạc; và 2.700 kg đồng và được sử dụng để tạo ra các Huy chương cho vận động viên.

Ngoài ra, còn rất nhiều các giải pháp bền vững khác đã được Olympics Tolyo áp dụng, bao gồm các biện pháp bền vững không được đưa tin quá nhiều, ví dụ như giao dịch mua điện tái tạo từ nhà máy điện sinh khối và sử dụng xe điện để vận chuyển nhân viên…

Việc Ban tổ chức Nhật Bản ứng dụng những biện pháp tái tạo bền vững trong một sự kiện tầm cỡ thế giới như Thế vận hội thật sự truyền cảm hứng cho xã hội bắt đầu và tiếp tục thực hiện một lối sống bền vững để bảo vệ chính cuộc sống của con người. Mong rằng Thế vận hội Tokyo sẽ trở thành hình mẫu để lan tỏa mục tiêu bền vững đến những sự kiện lớn khác, nhất là khi những thảm họa do biến đổi khí hậu đang ngày càng khắc nghiệt hơn.

 

 

0 0 bình chọn
Article Rating
Theo dõi
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x