Các nhà lãnh đạo cảnh báo COP26: Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu có thể là hy vọng cuối cùng để hạn chế sự nóng lên toàn cầu

Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), dự kiến được tổ chức tại Glasgow, Scotland vào tháng 11 tới sẽ là “cơ hội và cũng là hy vọng cuối cùng” để ngăn chặn nhiệt độ Trái Đất gia tăng

COP26 will be UK's biggest summit ever, says Alok Sharma - EasternEye

Nghị sĩ Anh Alok Sharma, trên cương vị Chủ tịch COP 26 nói trong một đánh giá rằng sự chậm trể trong hành động của con người có thể đem đến một “thảm họa mà thế giới chưa từng thấy” trong thời gian gần.
Trong bài phát biểu quan trọng được truyền thông Anh đăng tải vào ngày 14/5, nghị sĩ Anh Alok Sharma, đưa ra nhận định trên đồng thời bày tỏ: “Tôi có niềm tin rằng các nhà lãnh đạo thế giới sẽ phát huy hết vai trò của mình trong cơ hội cuối cùng này”. Ông cũng lập luận rằng hội nghị thượng đỉnh phải đưa than gây ô nhiễm vào lịch sử. “Và nếu chúng ta không hành động ngay bây giờ, khoa học cho chúng ta biết những tác động này sẽ trở nên thường xuyên hơn và tàn bạo hơn, rằng chúng ta sẽ chứng kiến ​​một thảm họa toàn cầu quy mô mà thế giới chưa từng thấy.”

Theo ông Sharma, COP26 sẽ là nơi để các nhà đàm phán hàng đầu thế giới về môi trường của 196 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng đại diện các doanh nghiệp, chuyên gia và nhiều nhà lãnh đạo thế giới thảo luận các giải pháp chống biến đổi khí hậu.

Ông Sharma phát biểu “Đây là thời điểm của chúng ta, không có cơ hội thứ hai. Hãy chọn hành tinh”. Ông cũng nói thêm: “Hoạt động của con người đang làm tổn hại trái đất của chúng ta, đang mài mòn viên ngọc sáng chói này.

Hiện Chính phủ Anh đang đứng trước những lời kêu gọi tổ chức sự kiện lớn này dưới hình thức trực tuyến do đại dịch COVID-19 tại nhiều nước trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, nhưng cho đến nay nước chủ trì này vẫn thông báo sẽ tổ chức hội nghị quan trọng này bằng hình thức trực tiếp.

Hội nghị COP26 ban đầu được lên kế hoạch diễn ra vào tháng 11/2020, song do đại dịch COVID-19, sự kiện này đã bị lùi lại đến tháng 11 năm nay. Hiện vẫn có một số quốc gia lo ngại sẽ không thể tham dự các cuộc đàm phán ở Glasgow do chưa thể kiểm soát được các đợt dịch bùng phát mới.

Theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu được ký năm 2015, các quốc gia trên thế giới đã nhất trí kìm hãm mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở 1,5-2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.Tuy nhiên, kể từ thời điểm ký kết, thế giới liên tục ghi nhận kỷ lục những năm nóng nhất, trong khi những trận bão lớn, lũ lụt và cháy rừng đang đẩy nhiều cộng đồng dân cư trên khắp hành tinh vào tình trạng khủng hoảng.

Cho đến nay, vẫn có hàng trăm thành phố trên thế giới không đưa ra được những kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu bất chấp các mối đe dọa ngày càng gia tăng từ lũ lụt, sóng nhiệt và ô nhiễm…Theo dự báo của các nhà khoa học, những hiện tượng thời tiết cực đoan trong tương lai gần có thể đẩy 400 triệu người trên thế giới đối mặt với những rủi ro khôn lường.

Trong khi đó, các nhà khoa học khí hậu đã kêu gọi năng lực và sự hợp tác lớn hơn giữa các cơ quan không gian để tận dụng tốt nhất các vệ tinh quan sát của Trái đất và cái nhìn toàn diện mà chúng cung cấp về sức khỏe của hành tinh. Các nhóm bao gồm E3G, Greenpeace và WWF cho biết chính phủ nên tập trung vào hydro xanh được sản xuất bằng điện tái tạo, thay vì hydro xanh, được sản xuất bằng khí tự nhiên.
( Dịch từ: SkyNews )

 

0 0 bình chọn
Article Rating
Theo dõi
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x