Biến đổi khí hậu đe dọa 1/3 sản lượng lương thực toàn cầu

Một nghiên cứu của Đại học Aalto ở Phần Lan được đăng trên tạp chí One Earth ngày 14/5 cho biết, một phần ba sản lượng lương thực toàn cầu sẽ gặp rủi ro vào cuối thế kỷ này nếu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tiếp tục tăng với tốc độ hiện tại.

Biến đổi khí hậu được xem là có ảnh hưởng tiêu cực đến nền nông nghiệp và chăn nuôi, nhưng có rất ít những nghiên cứu có thể chỉ rõ những ảnh hưởn tiêu cực đó lớn đến mức nào. Nghiên cứu mới do Đại học Aalto đánh giá sản lượng lương thực toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu không cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí One Earth vào thứ Sáu ngày 14 tháng 5.

FAO - Notícias: FAO launches the new COVID-19 Response and Recovery Programme outlining seven key priority areas

”Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự gia tăng nhanh chóng, mất kiểm soát của lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, có thể dẫn đến hơn một phần ba sản lượng lương thực toàn cầu hiện nay rơi vào tình trạng không có thực phẩm nào được sản xuất” – giáo sư Matti Kummu, chuyên nghiên cứu các vấn đề nước và thực phẩm toàn cầu tại Đại học Aalto, giải thích.

Theo nghiên cứu, kịch bản này có khả năng xảy ra nếu lượng khí thải carbon dioxide tiếp tục tăng với tốc độ hiện tại. Trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu định nghĩa khái niệm không gian khí hậu an toàn là những khu vực hiện đang diễn ra 95% sản lượng cây trồng, nhờ sự kết hợp của ba yếu tố khí hậu, lượng mưa, nhiệt độ và độ khô cằn.

Kummu nói: “Tin tốt là chỉ một phần nhỏ sản xuất lương thực sẽ phải đối mặt với những điều kiện chưa từng thấy nếu chúng ta cùng nhau giảm lượng khí thải, để sự ấm lên sẽ được giới hạn ở mức 1,5 đến 2 độ C,” Kummu nói.

Những thay đổi về lượng mưa và độ khô cằn của đất đai cũng như khí hậu ấm lên đang đe dọa đặc biệt đến sản xuất lương thực ở Nam và Đông Nam Á cũng như khu vực Sahel của Châu Phi. Đây cũng là những khu vực thiếu khả năng thích ứng với các điều kiện thay đổi.

‘Như chúng ta đã biết sản xuất lương thực phát triển trong điều kiện khí hậu khá ổn định. Sự gia tăng liên tục của khí thải nhà kính có thể tạo ra những điều kiện mới, và sản xuất cây lương thực và vật nuôi sẽ không có đủ thời gian để thích ứng ”,  tiến sĩ Matias Heino cho biết.

Hai kịch bản tương lai về biến đổi khí hậu đã được đặt ra trong nghiên cứu: một trong đó lượng khí thải carbon dioxide được cắt giảm triệt để, hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5-2 độ C, và một kịch bản khác trong đó lượng khí thải tiếp tục tăng lên mà không được xử lý.

Các nhà nghiên cứu đã đánh giá biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng như thế nào đến 27 loại cây lương thực quan trọng nhất và bảy loại vật nuôi khác nhau, giải thích cho khả năng thích ứng của chúng với những thay đổi của xã hội. Kết quả cho thấy các mối đe dọa ảnh hưởng đến các quốc gia và châu lục theo những cách khác nhau; ở 52 trong số 177 quốc gia được nghiên cứu, toàn bộ sản lượng lương thực sẽ được duy trì trong không gian khí hậu an toàn trong tương lai. Chúng bao gồm Phần Lan và hầu hết các quốc gia châu Âu khác.

Các quốc gia vốn đã dễ bị tổn thương như Benin, Campuchia, Ghana, Guinea-Bissau, Guyana và Suriname sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nếu không có biện pháp giải quyết; tới 95% sản lượng lương thực hiện tại sẽ nằm ngoài không gian khí hậu an toàn. Đáng báo động hơn là các quốc gia này cũng có khả năng thích ứng với những thay đổi do biến đổi khí hậu gây ra kém hơn đáng kể so với các quốc gia giàu có  như phương Tây. Nhìn chung, 20% sản lượng trồng trọt và 18% sản lượng chăn nuôi của thế giới đang bị đe dọa nằm ở các nước có khả năng chống chịu thấp để thích ứng với những thay đổi.

Nếu lượng khí thải carbon dioxide được kiểm soát, các nhà nghiên cứu ước tính rằng khu vực khí hậu lớn nhất thế giới hiện nay –  bắc Bắc Mỹ, Nga và châu Âu – sẽ thu hẹp từ 18,0 xuống còn 14,8 triệu km vuông. Năm 2100 nếu chúng ta không thể cắt giảm lượng khí thải, sẽ chỉ còn khoảng 8 triệu km vuông của khu rừng rộng lớn sẽ còn lại. Bắc Cực được dự đoán tình hình sẽ còn tồi tệ hơn: sẽ biến mất hoàn toàn nếu biến đổi khí hậu không được khắc phục. Đồng thời, rừng khô nhiệt đới và các vùng sa mạc nhiệt đới được ước tính sẽ phát triển.

Mặc dù nghiên cứu này nghiên cứu đầu tiên xem xét toàn diện các điều kiện khí hậu nơi thực phẩm được trồng ngày nay và biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng như thế nào đến những khu vực này trong những thập kỷ tới, nhưng thông điệp thì đáng để chúng ta phải suy ngẫm: thế giới cần hành động khẩn cấp.

‘Chúng ta cần giảm thiểu biến đổi khí hậu, đồng thời tăng cường khả năng phục hồi của hệ thống lương thực và xã hội của chúng ta – chúng ta không thể bỏ mặc những người dễ bị tổn thương. Heino nói, sản xuất lương thực phải bền vững.
( Dịch từ: sciencedaily.com )

0 0 bình chọn
Article Rating
Theo dõi
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x