FOR THE BETTER LIFE

Khoảng vài năm trở lại đây, khi môi trường ngày càng bị tàn phá, ô nhiễm không khí lên đến đỉnh điểm, nhiều người bắt đầu quan tâm hơn về sống xanh. Nhưng liệu chúng ta đã hiểu đúng về sống xanh? Sống xanh thực sự chỉ là không sử dụng nhựa?

 

Thật ra không chỉ có nhựa mới là tác nhân tàn phá Trái Đất. Muốn cứu Trái Đất, chúng ta cần rất nhiều thời gian để tìm ra giải pháp khả thi, nhưng để phá hủy thì lại có rất nhiều cách “khả thi” mà đôi khi ta chưa ý thức được. Tuy không thể hoàn toàn thay đổi lối sống, nhưng bạn vẫn có thể thay đổi một số hành động nhỏ vì môi trường. Điều mà ai cũng nghĩ đến đầu tiênđó chính là không sử dụng những sản phẩm làm từ nhựa dùng một lần. Một trong những cách để bắt đầu sống xanh chính là không sử dụng các sản phẩm từ nhựa, nhưng đúng hơn là sản phẩm dùng một lần.Nhiều người tự đóng khung và có suy nghĩ tiêu cực về nhựa, nên khi chuyển sang lối sống xanh, họ mặc nhiên vứt tất cả các đồ vật từ nhựa và thay thế bằng các vật liệu như gỗ, inox, thủy tinh,… Tuy nhiên, không có vật liệu nào thật sự “thân thiện” với môi trường hơn vật liệu nào. Gốm từ đất sét, thủy tinh từ cát, gỗ từ cây,.. Bạn đều lấy chúng từ thiên nhiên cả. Thứ hai, chúng ta nên sử dụng các vật liệu tái chế. Chúng ta đang nói đến những sản phẩm được sản xuất từ các vật liệu cũ đã qua sử dụng và trao cho chúng cơ hội tái sinh lần nữa. Đó có thể là nhựa, vải, lưới bắt cá,… bất cứ thứ gì chúng ta có thể tái chế và kéo dài vòng đời sử dụng.

Đơn cử như việc tái chế nhựa. Đây được xem là phương pháp giúp giảm tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và tiết kiệm năng lượng, từ đó giảm bớt lượng khí thải ra môi trường. Theo kết quả thống kê, việc sử dụng nhựa tái chế đã hỗ trợ giảm bớt 18 triệu tấn khí CO2 mỗi năm. Và hiện nay, người tiêu thụ đang nổi lên lối sống “ tối giản”. Việc tối giản các nhu cầu trong cuộc sống và đề cao trải nghiệm cá nhân khiến những vật xung quanh ta được dùng với đúng mục đích của nó. Nhờ đó, vật dụng không cần thiết bị vứt bỏ một cách lãng phí, có nghĩa là bạn cũng đồng thời giảm đi lượng rác thải trung bình, tránh gây thêm gánh nặng cho môi trường. Bạn thấy đấy, sống xanh vốn không phải điều gì quá phức tạp, nhưng cũng không chỉ gói gọn trong việc giảm nhựa như suy nghĩ của nhiều người. Có rất nhiều hành động đơn giản để bạn có thể áp dụng vào cuộc sống và đỡ gánh nặng cho Trái Đất.

 

Và có lẽ, tiêu dùng bền vững là một trong những giải pháp hữu hiệu cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng để chung tay góp phần bảo vệ môi trường. Vậy tiêu dùng bền vững là gì? Tiêu dùng bền vững là tạo cho người tiêu dùng cơ hội tiêu thụ sản phẩm, sử dụng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của họ một cách hiệu qủa và có hiệu suất, giảm thiểu hậu quả tiêu cực về môi trường, xã hội và kinh tế để đạt mục đích cuối cùng là cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng thế hệ hôm nay …Nói một cách đơn giản, con người không thể tiếp tục khai thác tài nguyên trên hành tinh, xả thải, gây độc và ô nhiễm mà không suy nghĩ gì về tương lai và thế hệ sau này. Nhưng có lẽ, đây cũng là một thách thức cho thế giới. Bởi 1,7 tỷ người đã “bước vào xã hội tiêu dùng”. Gần 1 nửa trong nhóm người tiêu dùng này hiện sống ở các nước đang phát triển, bao gồm cả Trung Quốc. “Tiêu dùng” hay “chủ nghĩa tiêu dùng” đã đem lại cho hàng triệu người một cái nhìn mới về sự độc lập và đang trở thành thước đo thành tích cá nhân”. Tuy nhiên, tiêu dùng cũng liên quan đến việc sử dụng nguồn tài nguyên và những lựa chọn của người tiêu dùng có thể ảnh hưởng nặng nề lên những người khác và toàn thể hành tinh. Theo logic, việc mua những sản phẩm bền vững dĩ nhiên là tốt hơn các mặt hàng không bền vững. Việc tác động làm thay đổi xã hội luôn khó khăn hơn là thay đổi thương hiệu một dòng sản phẩm. Tuy nhiên, như Jess Worth nhận xét trong Tạp chí Tân Quốc tế gia số tháng 11/2006 “Những mối quan tâm mang tính trách nhiệm đối với xã hội ngày càng tăng là một cơ hội khổng lồ, cho thấy rằng ngày càng nhiều người sẵn sàng hành động vì những vấn đề hệ trọng nhất mà hành tinh đang phải đối mặt. Giờ đây thách thức chính là việc làm sao để tìm ra cách để khai thác và đưa những mối quan tâm đó đến những kết quả lớn lao, tham vọng hơn là việc chỉ đưa những sản phẩm lên giá siêu thị”.

 

Vì vậy, hơn bao giờ hết, chúng ta phải tìm ra những giải pháp mang tính thiết thực cao chứ không chỉ là những giải pháp vĩ mô trên giấy, đặc biệt giải quyết cho những khu vực thành thị đông dân cư- nơi chịu hậu quả nặng nề nhất về ô nhiễm môi trường.  Cac thành phố phải đối mặt với vấn đề rác thải sinh hoạt tại đô thị quá lớn và các vấn đề ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí… Hà Nội năm 2019 vừa qua cũng gánh chịu không ít những “tiêu cực” từ ô nhiễm môi trường như: ô nhiễm không khí có ngày ở mức nguy hại, ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt từ sự cố nhiễm dầu bẩn từ Nhà máy nước sông Đà, sự cố cháy Nhà máy Rạng Đông khiến 1 lượng thủy ngân bị phát tán ra môi trường…

Vậy nên, các đô thị nên thường xuyên tổng hợp kết quả thông báo công khai các số liệu ô nhiễm không khí hệ thống quan trắc của thành phố và một số cơ quan… để người dân biết, có kế hoạch hành động, phòng tránh.Đối với trách nhiệm quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực: Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa Thể thao các Sở cũng như UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức tuyên truyền, vận động người dân tích cực, hưởng ứng tham gia: Không để người dân đốt rác thải tự phát, đốt rơm rạ và phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch vụ mùa; Các hộ gia đình trong sinh hoạt và sản xuất kinh doanh không sử dụng bếp than tổ ong hoặc các nhiên liệu than cấp thấp; Không vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy định. Mặt khác các cơ quan chính quyền nên tuyên truyền – một giải pháp mang tính dài hơi, “mưa dầm thấm lâu” đối với cộng đồng dân cư. Theo đánh giá của các chuyên gia thì đây cũng là giải pháp rất quan trọng nếu cộng đồng người dân thay đổi được nhận thức tiếp đó đến thay đổi thói quen thì các vấn đề ô nhiễm môi trường cơ bản do con người tạo ra sẽ tiến triển ngày một tốt lên. Vấn đề ô nhiễm môi trường cũng như tác động tiêu cực từ diến biến thời tiết cực đoan tai các thành thi cần những giải pháp mạnh, quyết liệt không chỉ trước mắt mà còn cần cả những giải pháp mang tính căn cơ, bền vững, lâu dài.

5 2 bình chọn
Article Rating
Theo dõi
Thông báo về
guest
1 Comment
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Inline Feedbacks
View all comments
Bí ẩn

Cũng hayyyy

1
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x