Thực trạng hiện nay của môi trường đã khiến những khái niệm mới được sinh ra: “sống xanh” và “tiêu dùng bền vững”. Vậy chúng có ý nghĩa gì?
Sống xanh là gì?
(Nguồn ảnh: https://vietnamhoinhap.vn/local/resources/uploads/userfiles/images/pham%20thuy/24.4/songxanh.jpg)
Theo Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (EPA), sống xanh nghĩa là đưa ra những chọn lựa mang tính bền vững về những thứ ta ăn, cách ta đi lại, những thứ ta mua, cũng như cách ta sử dụng và tiêu hủy chúng. Hiểu một cách đơn giản hơn, sống xanh là một lối sống làm giảm sự tiêu thụ tài nguyên của Trái Đất, vẫn đáp ứng đủ nhu cầu của hiện tại mà không làm ảnh hưởng tới thế hệ tương lai.
Tiêu dùng bền vững là gì?
(Nguồn ảnh: https://www.isglobal.org/documents/10179/6939455/sdg+12+grande+en/9864261e-0751-4036-903e-b951a5bcae92?t=1539694206000)
Tiêu dùng bền vững là “việc sử dụng các dịch vụ và sản phẩm đáp ứng các nhu cầu cơ bản và mang lại chất lượng sống tốt hơn mà không làm ảnh hưởng đến đến nhu cầu của thế hệ tương lai, tức là giảm tối đa việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các chất độc hại cũng như việc phát sinh chất thải và chất ô nhiễm” (Báo Con người và Thiên nhiên, 2008). Tiêu dùng bền vững cùng với sản xuất bền vững đã trở thành một trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (UN).
Điều ta nhận thấy
Từ đây, ta có thể dễ dàng nhìn ra được điểm chung của hai khái niệm trên chính là chúng đều hướng tới một lối sống bền vững vì môi trường. Vậy thì tại sao những khái niệm này lại bỗng nhiên phổ biến hơn trong thời gian gần đây? Một lời giải thích đơn giản đó chính là vì thực trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tệ đi, và con người đã ngày càng nhận thức được mình cần phải hành động để thay đổi thực trạng đó.
Hành động cụ thể – Giải pháp bảo vệ môi trường thiết thực đối với khu vực thành thị
Rác thải ở thành thị luôn được coi trọng hơn nông thôn, vì mật độ dân số đông, rác thải lại nhiều và đa dạng (Bộ Xây dựng, 2010). Có thể kể ra hàng loạt biện pháp cụ thể để góp phần giải quyết vấn đề về môi trường ở cấp độ cá nhân: tái chế, thay đổi thói quen phung phí tài nguyên, thay thế sản phẩm nhựa bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường, phân loại rác thải để xử lý đúng cách…
Biện pháp thì luôn luôn có sẵn, nhưng điều quan trọng nhất thì vẫn luôn là ý thức trách nhiệm và sẵn sàng hành động của mỗi con người.
Môi Trường Là Cuộc Sống – Cuộc Sống Là Môi Trường. Hãy hành động ngay hôm nay!
Tài liệu tham khảo
Bộ Xây dựng. 2010. Môi Trường Đô Thị Và Xử Lý Rác Thải. [online] Available at: <http://moc.gov.vn/vn/tin-tuc/1145/51887/moi-truong-do-thi-va-xu-ly-rac-thai.aspx> [Accessed 22 November 2020].
Con người và Thiên nhiên. 2008. Tiêu Dùng Bền Vững: Một Thách Thức Cho Thế Giới. [online] Available at: <https://www.thiennhien.net/2008/02/12/tieu-dung-ben-vung-mot-thach-thuc-cho-the-gioi/> [Accessed 22 November 2020].
United Nations Sustainable Development. n.d. Sustainable Consumption And Production. [online] Available at: <https://www.un.org/sustainabledevelopment/sustainable-consumption-production/> [Accessed 22 November 2020].
US EPA. n.d. EPA Region 2 Clean And Green Policy | US EPA. [online] Available at: <https://www.epa.gov/greenercleanups/epa-region-2-clean-and-green-policy> [Accessed 22 November 2020].
*Chú thích: Đây là bài viết tham dự cuộc thi SuJo Writing Contest 2020 của Kì tuyển dụng mùa thu Đội Enactus NEU