1. Nhựa PET (Polyethylene terephthalate hoặc nhựa PETE)
PET là vật liệu nhựa được sử dụng rộng rãi, nhẹ, bền và thường ở dạng trong suốt. Loại nhựa này được dùng phổ biến làm bao bì thực phẩm, bao gồm cả vỏ chai nước nhựa và được sử dụng cả trong vải, chẳng hạn như polyester để tăng độ bền và giảm nhăn.
Đây cũng là vật liệu nhựa được các đơn vị tái chế chấp nhận và thu gom, nhựa PET đã qua tái chế sẽ được ký hiệu là rPET. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự tay tái chế các chai nước giải khát làm từ nhựa PET thành chậu cây tự tưới theo hướng dẫn của SuJo.
Dù là loại vật liệu nhựa phổ biến nhưng bạn chỉ được sử dụng 01 lần duy nhất, không nên tái sử chúng nhiều do chất độc có trong nhựa sẽ bị ngấm vào thức ăn và thức uống. Bên cạnh đó, vật liệu này cũng rất nhạy cảm với nhiệt độ như bị biến dạng khi gặp nhiệt độ cao, chỉ an toàn cho người sử dụng ở nhiệt độ thường, tránh bảo quản các chai đựng nước làm từ nhựa PET ở không gain có nhiệt độ cao như trời nắng hay không gian xe hơi khi không có điều hòa.
2. Nhựa HDP hay HDPE
HDP (High-density polyethylene) được coi là loại vật liệu nhựa có chất lượng tốt nhất và được khuyến cáo để sử dụng đựng thực phẩm và đồ ăn.
Đây được công nhận là loại vật liệu nhựa an toàn nhất vì có độ bền cao, chịu va đập tốt, ít bị biến dạng, trầy xước, độ chịu nhiệt cao (chịu được nhiệt độ 120oC trong thời gian ngắn hoặc 110oC trong thời gian dài hơn) và không bị tác dụng của môi trường tác động, không tiết ra độc tính.
Với lý do đó, nhựa HDP đã được sử dụng làm bao bì cho nhiều loại đồ uống. Ví dụ như trong bao bì sữa tiệt trù có 1 lớp được làm bằng lớp lót HDPE để tăng hiệu quả của chúng. Ngoài ra HDP còn được dùng để chế tạo các loại nhựa cứng như bình sữa, bình đựng chất hóa học, chất tẩy rửa (dầu gội, sữa tắm,…).
3. Nhựa LDPE
LDPE (Low-density polyethylene) giống như HDP, là một loại nhựa có tính trơ về mặt hóa học, nhưng là một phiên bản có độ bền vật lý yếu hơn, bề mặt trong suốt hơn và linh hoạt hơn của HDPE —tạo nên những điểm mạnh riêng cho dòng nhựa này. Với đặc ít không phản ứng với các hóa chất, LDPE được sử dụng như một lớp lót bên trong hộp nước trái cây và sữa, làm bao bì cho các hộp bánh, túi nylon, găng tay nylon và các chai lọ đựng hóa chất. Tuy vậy, khác với HDP, LDPE không có tính chịu nhiệt cao, vì vậy tránh sử dụng vật liệu này trong lò vi sóng hoặc môi trường có nhiệt độ cao.
Một trong những ứng dụng của LDPE đó chính là màng bọc thực phẩm với độ trong suốt và độ mỏng cao được sử dụng rộng rãi trong bảo quản thực phẩm.
4. Nhựa LLDPE
Một sự tinh chỉnh hóa học khi chế biến LLDPE đã tạo ra LLDPE. Vật liệu này có khả năng chống xé và chống thủng, đồng thời cũng chống lại các dung môi hóa học tốt, làm cho nó trở nên lý tưởng để sử dụng cho việc làm bao bì thực phẩm, làm túi, đồ chơi và các ứng dụng cường độ cao khác.
5. Nhựa PVC
PVC (Polyvinyl chloride) là một vật liệu cực kỳ bền, ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết, đó là lý do tại sao vật liệu này thường được sử dụng trong xây dựng. Các ứng dụng phổ biến của PVC bao gồm sàn; vách ngăn; hệ thống ống nước trong nhà và ngoài trời đềusử dụng ống PVC. Nó cũng có khả năng chống lại hóa chất và không dẫn điện, vì vậy PVC là vật liệu quan trọng được sử dụng trong các ứng dụng công nghệ cao, chẳng hạn như dây điện và cáp. PVC được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng y tế ngày nay vì loại nhựa này không thấm vi trùng, dễ dàng làm sạch và được dùng làm thiết bị dùng 1 lần để giảm nhiễm trùng trong ngành chăm sóc sức khỏe.
Tuy nhiên, đây cũng là loại nhựa có chứa nhiều hóa chất độc hại. Các chất phụ gia nguy hiểm như phtalates và bisphenol A thường được sử dụng trong sản xuất nhựa PVC. Trong đó đáng chú ý nhất là Bisphenol A (BPA) chính là chất phá hủy nội tiết tố, có khả năng dẫn đến ung thư và nhiều loại bệnh lý nguy hiểm khác.
6. Nhựa PP
PP (Polypropylene) có khả năng chịu nhiệt tốt hơn so với một số loại nhựa khác, vì vậy nó là vật liệu lý tưởng để sử dụng trong bao bì thực phẩm và bảo quản thực phẩm, giữ nhiệt cho đồ nóng hoặc tự làm nóng thực phẩm. Với khả năng chịu nhiệt cao nhất trong các loại nhựatừ 130 – 170 độ C, PP được công nhận đạt chuẩn để có thể sử dụng trong lò vi sóng. Tuy vậy, các chuyueen gia cũng khuyên rằng thời gian trong lò chỉ nên từ 2-3 phút để tránh nhiễm độc cho thực phẩm.
7. Nhựa PS
PS (Polystyrene) là một trong những vật liệu nhựa có ứng dụng đa dạng nhất, có thể được xử lý để làm vật liệu cách nhiệt trong nhà hay cốc nhựa dùng 1 lần tại các bữa tiệc. Dù chúng có khả năng chịu nhiệt và lạnh đáng kể, nhưng ở nhiệt độ cao chúng có thể giải phóng chất độc hại. Ngoài ra, cũng không được dùng đựng đồ có chất acid mạnh, chất kiềm mạnh. Chính vì thế, loại nhựa này không được phép dùng để đựng đồ ăn thức uống lâu dài mà chỉ được dùng cho hộp nhựa xốp hoặc dĩa thìa dùng một lần.
Nhựa PS cũng là một trong những vật liệu duy nhất có thể được tái chế hoặc xử lý hóa học để trở lại trạng thái ban đầu. Khác với các vật liệu nhựa khác bị mất đi một vì tính năng quan trọng trong quá trình tái chế, PS đã qua sử dụng có thể được đưa về trạng thái ban đầu để tái chế mà vẫn giữ nguyên được các đặc tính hữu ích và đa dạng của nó.
8. Nhựa PLA
Ngày càng có nhiều mặt hàng, chẳng hạn như hộp đựng đồ, cốc và đồ dùng takeaway được làm bằng axit polylactic – một loại nhựa có khả năng phân hủy sinh học. PLA có khả năng này là nhờ được sản xuất từ các nguyên liệu tái tạo như tinh bột ngô, củ sắn, mía, tinh bột khoai tây… nên thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng, thích hợp để sản xuất ra các đồ dùng hàng ngày và dụng cụ y tế nhạy cảm, bao gồm cấy ghép, thanh và vít.
Đây còn là nguyên liệu tái sinh bởi sau khi sử dụng, chúng được các vi sinh vật phân hủy thành các sinh khối tại các nhà máy xử lý rác thải và được dùng như phân bón vi sinh trên cây trồng. Sản phẩm nhựa này có thời gian phân hủy ngắn, chỉ tầm vài tháng đến vài năm. Nguồn gốc tự nhiên cũng giúp cho việc đốt PLA không gây độc hại đến sức khỏe và môi trường giống như các loại nhựa khác.
Tuy rằng đều chung một tên gọi là Nhựa, nhưng mỗi loại nhựa nêu trên đều có những đặc tính và ứng dụng khác nhau. Và trong khi chúng ta vẫn chưa tìm được một vật liệu thay thế hoàn toàn cho nhựa, hãy đưa ra sự lựa chọn thông minh để có thể tái sử dụng nhựa và không để nhựa gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.
————————————-
Sustainable Journey – Hành trình bền vững là dự án xã hội thuộc Đội Enactus Đại học Kinh tế Quốc dân (Enactus NEU) với mục tiêu xây dựng một cộng đồng những người trẻ có lối sống xanh, tích cực để cùng nhau thực hiện hành trình: phát triển bền vững cùng với môi trường.
Liên hệ với chúng mình tại:
Facebook: Sustainable Journey – Hành trình bền vững
https://www.facebook.com/sujo.enactusneu/
Email: project.sustainablejourney@gmail.com